Hỗ trợ nỗ lực khẩn cấp tại các điểm bùng phát Covid 19

Ngô Văn Anh

Xét nghiệm sinh học phân tử realtime RT-PCR là một phương pháp xét nghiệm virut thông qua phát hiện vật liệu di truyền của SARS-CoV-2. Đây là phương pháp có độ chính xác cao, cho kết quả định lượng nồng độ virut ngay tại thời điểm xét nghiệm, giúp bác sĩ điều trị tiên lượng tiến triển bệnh, cũng như đánh giá hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi các hệ thống máy chuyên dụng và thực hiện tại phòng thí nghiệm.

Ở nước ta, đầu năm 2010 đã có 10 máy xét nghiệm sinh học phân tử Real-time PCR được chuyển giao, lắp đặt tại 10Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh cấp tỉnh. Những thiết bị này dều do chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) hỗ trợ thông qua hệ thống mua sắm trang thiết bị y tế toàn cầu và Quỹ Phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét Toàn cầu (GFATM) tài trợ.

Trong thông cáo báo chí ngày 31 tháng 5 năm 2021, phát đi từ Hà Nội (Việt Nam), UNDP cho biết, chương trình sẽ cung cấp hơn 1.500 bộ sinh phẩm xét nghiệm RT-PCR cho Bộ Y tế Việt Nam (MOH) nhằm hỗ trợ những nỗ lực xét nghiệm khẩn cấp tại các điểm bùng phát Covid-19 mới đây. Được biết, những bộ sinh phẩm xét nghiệm này xuất tại Việt Nam, theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và được mua sắm với nguồn kinh phí do nguồn tài trợ từ quỹ JSB Nhật Bản và nhóm sản xuất Ghen CoVy.

Phát biểu tại lễ tiếp nhận, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Tài chính của Bộ Y Tế , PGS. TS. Phan Lê Thu Hằng ghi nhận sự hộ trợ quý báu và kịp thời của UNDP đối với Việt Nam trong nỗ lực phòng chống đại dịch. Bà cho biết “Từ năm 1978, UNDP đã luôn luôn hỗ trợ Việt Nam về mọi mặt. Việt Nam đang trải qua đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 với số ca mắc trong cộng đồng được ghi nhận tăng hơn nhiều lần so với các đợt dịch trước. Đến nay, cơ bản các ổ dịch đã được kiểm soát, Tuy nhiên, ở nhiều địa phương dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh… Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang bùng phát, UNDP hỗ trợ bộ sinh phẩm xét nghiệm Real Time PCR cho Bộ Y tế là rất thiết thực, góp phần tăng cường kiểm soát dịch bệnh tại Việt Nam”.

Lễ trao tặng 1.500 bộ xét nghiệm RT PCR tại Việt Nam ngày 31-5 - Ảnh: UNDP

Được sự ủy quyền của lãnh đạo Bộ Y tế, PGS.TS. Phan Lê Thu Hằng đã gửi lời cám ơn trân trọng tới Trưởng Đại diện và cán bộ của UNDP vì những hỗ trợ quý báu và hiệu quả đã dành cho ngành Y tế Việt Nam và tin tưởng rằng. sự hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa Việt Nam và UNDP sẽ tiếp tục phát triển bền chặt hơn nữa.

Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, Caitlin Wiesen đánh giá cao quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện mục tiêu kép vừa ngăn chặn đại dịch COVID-19, vừa phục hồi nền kinh tế”. Bà nhắc lại những cam kết của UNDP trong hỗ trợ nỗ lực này, trên cơ sở thỏa thuận ghi nhớ được UNDP và Bộ Y tế đã ký kết, nhằm hỗ trợ ngành y tế Việt Nam sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) và nâng cao năng lực cho các hoạt động mua sắm tập trung. Bà nhấn mạnh “Việc quản lý những đợt bùng phát COVID-19 ở các khu vực khác nhau của Chính phủ thật phi thường. Kinh nghiệm của Việt Nam trong việc ngăn chặn đại dịch, với việc huy động toàn bộ lực lượng của Chính phủ và toàn xã hội, đã được thế giới công nhận là cách làm hay”. Rất rất xúc động khi thấy số lượng bác sĩ, y tá từ khắp mọi miền của đất nước đã lên đường chi viện cho các tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, bà cho rằng. “Với kinh phí do quỹ JSB của Nhật Bản và nhóm sản xuất Ghen CoVy tài trợ, UNDP cung cấp các bộ sinh phẩm xét nghiệm này nhằm hỗ trợ nỗ lực xét nghiệm khẩn cấp tại các điểm dịch bùng phát.”

Là một chiến dịch truyền thông y tế phòng chống vi rút Corona, Ghen CoVy đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân với trên 10 tỷ lượt người tương tác trong thời gian gần đây; UNDP đã phối hợp cùng với Bộ Y tế và nhóm sản xuất Ghen CoVy sản xuất những  video âm nhạc, bản hướng dẫn vũ điệu rửa tay bằng nhiều tiếng dân tộc thiểu số và ngôn ngữ ký hiệu để giúp người dân vùng sâu vùng xa có thể tiếp cận được với những thông điệp phòng chống COVID-19 bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Người sáng tạo và quản lý chiến dịch Ghen CoVy, Hoàng Diễm Huyền, cho biết: “Ý tưởng dự án được khởi xướng tại Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, với nguồn lực về thời gian, nhân lực và tài chính rất hạn hẹp; nhưng rất vui khi được sự ủng hộ và đồng hành của các nghệ sĩ …và các tổ chức như Bộ Y tế Việt Nam và UNDP”, bà cho rằng “ Sáng kiến ​​này không chỉ giúp nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi trong ứng phó với đại dịch COVID-19 mà còn có thể có những đóng góp cụ thể, thiết thực cho cuộc chiến chống lại virus Corona”.

Từ sứ mệnh xóa nghèo, giảm bất bình đẳng và xây dựng khả năng chống chịu khủng hoảng và những cú sốc, UNDP ủng hộ cách tiếp cận của Chính phủ việt Nam và tin tưởng vào cách tiếp cận đa ngành, toàn xã hội và toàn Chính phủ để giải quyết những thách thức, hạn chế sự lây lan của COVID-19 và giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với các nhóm dân cư và nền kinh tế dễ bị tổn thương. UNDP đã và đang phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành liên quan và các tổ chức Liên Hợp Quốc nhằm hỗ trợ Việt Nam ứng phó với đại dịch COVID-19. Hy vọng với hành động thiết thực trong lộ trình hỗ trợ tham vọng đến năm 2025, dự án ứng phó với đại dịch COVID-19 của UNDP do quỹ JSB của Nhật Bản tài trợ sẽ mang lại nhiều kết quả thiết thực./.

Theo Nguyễn Việt Lan

Trung Đức
08.3456.5456 ĐĂNG KÝ TƯ VẤN