Nhà ở dân dụng có nên làm nhà khung thép hay không?

Vương Xuân Nguyên
Hiện nay nhà khung thép đang được ứng dụng ngày càng phổ biến. Tại các công trình xây dựng nhà xưởng, nhà kho, trung tâm thương mại, công trình cao tầng… Vậy công trình nhà ở dân dụng có nên làm nhà khung thép hay không? Hãy cùng Seico tìm câu trả lời trong bài chia sẻ sau.

Nhà khung thép là gì? Ưu nhược điểm của nhà khung thép

Nhà khung thép là gì?

Nhà khung thép là kiểu nhà được xây dựng với khung và vật liệu bằng thép, việc lắp đặt được tiến hành dựa theo bản vẽ kiến trúc kỹ thuật. Khi thi công nhà khung thép gồm 3 giai đoạn chính : Thiết kế, gia công cấu kiện và lắp dựng tại công trình. Bộ khung nhà khung thép gồm có : cột, tường, dầm sàn.

Ưu nhược điểm của nhà khung thép

Để đưa ra quyết định có nên làm nhà khung thép hay không ? Bạn nên tìm hiểu kỹ các đặc điểm cũng như ưu nhược điểm của loại hình xây dựng này. Seico đưa đến bạn một vài ưu nhược điểm điển hình của nhà khung thép như sau :

Ưu điểm

  • Chi phí thấp
  • Thiết kế linh hoạt
  • Thời gian thi công nhanh
  • Kết cấu gọn nhẹ
  • Độ bền cao
  • Thân thiện với môi trường

Nhược điểm

  • Khả năng chịu lửa kém
  • Dễ bị ăn mòn trong điều kiện nắng nóng
  • Chi phí bảo dưỡng khá cao

Tuy nhiên, những nhược điểm trên đều được khắc phục nhờ công nghệ tiên tiến hiện nay. Đối với khung thép mà dễ bị ăn mòn do các yếu tố bên ngoài tác động. Giải pháp khắc phục chính là tăng độ chống ăn mòn bằng cách mạ gang, mạ nhôm. Giải pháp này cũng góp phần làm giải chi phí bảo dưỡng cho nhà khung thép. Ngoài ra, có thể bọc lớp chịu lửa như tấm gốm, sơn chống lửa, bê tông để tăng khả năng chịu lửa.

Nhà ở dân dụng có nên làm nhà khung thép không?

Có rất nhiều chủ đầu tư lớn cũng đã lựa chọn làm nhà khung thép cho công trình xây dựng của mình. Đến hiện nay, các công trình đó vẫn luôn tồn tại. Tất cả khẳng định độ bền chắc, chất lượng lâu dài của nhà khung thép.

Seico cũng như bạn đều dễ dàng nhận thấy. Nhà khung thép khắc phục được nhiều hạn chế của nhà bê tông cốt thép truyền thống. Giúp giảm tải trọng, chi phí, thời gian thi công. Tuy nhiên, công trình xây dựng nhà khung thép có độ bền, vững chắc kém hơn so với nhà bê tông cốt thép. Chính vì vậy, lựa chọn có nên làm nhà khung thép hay không còn dựa trên các yếu tố như sở thích, nhu cầu, cũng như kinh phí của bạn.

Công trình nhà khung thép rất phù hợp cho các công trình nhà mặt phố kinh doanh, làm văn phòng, nhà hàng… Chủ yếu sử dụng vào việc kinh doanh ăn uống, dịch vụ thì hoàn toàn sử dụng tốt hình thức nhà khung thép. Và một số công trình nhà ở tại các khu vực thời tiết ôn hòa, ít nắng nóng. Khi làm nhà khung thép sẽ giúp giải quyết bài toán kinh tế của bạn.

Dù bạn làm nhà khung thép cho bất kỳ công trình nào. Seico khuyên bạn trong quá trình sử dụng. Bạn cần trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy và cầu thang thoát hiểm. Những khi không may có hỏa hoạn cẩn thận để tăng độ an toàn của công trình.

Một số lưu ý kết cấu công trình khi bạn quyết định làm nhà khung thép

Sau những lượt tham khảo tìm hiểu có nên làm nhà khung thép hay không. Việc đầu tiên bạn cần chú ý là những công tác chuẩn bị chu đáo cho công trình xây dựng của mình. Sau đây là một số chi tiết Seico khuyên bạn nên chú trọng.

  • Móng: Nhà khung thép vẫn nên sử dụng hệ móng bê tông cốt thép. Bởi nó giúp truyền tải trọng bên trên xuống bên dưới. Móng có thể là móng đơn, móng bè, móng băng tùy vào địa chất và tải trọng bên trên của công trình
  • Bu lông móng: Thường các công trình sẽ sử dụng bu lông khi đường kính từ M22 trở lên. Bu lông móng thường được đặt sẵn vào hệ móng trước khi đổ bê tông xuống. Có tác dụng liên kết hệ móng bê tông bê tông cốt thép và cột thép. Đây là một trong những bước quan trọng nhất của công trình nên cần độ chính xác cao.
  • Cột: cấu tạo từ thép hình chữ H hoặc cột tròn
  • Dầm: thường là dầm chữ I (i)
  • Vì kèo: Được kỹ sư thiết kế để vượt nhịp khẩu độ lớn từ 30-50m. Vì kèo có thể cấu tạo bằng dầm thép hình thay đổi tiết kiện hoặc cấu tạo dạng dàn. Vỉ kèo có thể có dạng vòm hoặc dạng chéo, độ đốc từ 5% - 15%.
  • Cột, vì kèo, dầm thép liên kết với nhau bởi các bu lông có cường độ cao thông qua các tai và các bản mã liên kết.
  • Xà gồ: có khoảng cách từ 1– 1,4m, được liên kết với vì kèo bằng bu lông móng qua những bản mã hàn sẵn trên kèo. Xà gồ có rất nhiều loại như chữ U, C, Z…
  • Mái tôn: Sử dụng theo nhu cầu của chủ công trình. Có nhiều lựa chọn như loại cách nhiệt, chống ồn…
  • Tường vây bao xung quanh
  • Thưng: Phần bao che xung quanh nhà từ tường xây lên mái nhà
  • Giằng đầu hồi, giằng xà gồ, giằng mái: Là hệ giằng được thiết kế để tăng khả năng liên kết khung, đảm bảo độ ổn định của cả hệ kết cấu khung thép trong quá trình thi công cũng như sử dụng
  • Máng thu nước: Máng đặt ở 2 bên mái dốc đón nước mưa từ mái tôn chảy xuống
  • Ống thoát nước: làm nhiệm vụ thoát nước từ máng thu nước xuống cống thoát nước
  • Cột thu sét: nhằm đảm bảo an toàn cho nhà khung thép

Trên đây là những yếu tố Secio đưa ra để bạn tham khảo có nên làm nhà khung thép hay không. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích trên có thể giúp ích cho bạn. Nếu còn điều gì thắc mắc về thiết kế nhà thép tiền chế liên hệ chúng tôi ngay nhé!

Tiến Linh
08.3456.5456 ĐĂNG KÝ TƯ VẤN