Tìm hiểu về bệnh rối loạn thần kinh và rối loạn thần kinh thực vật

Ngô Văn Anh
Bệnh rối loạn thần kinh và rối loạn thần kinh thực vật là bệnh về thần kinh ảnh hưởng tới đời sống. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Bệnh rối loạn thần kinh và bệnh rối loạn thần kinh thực vật là các bệnh có liên quan tới thần kinh và gây tác động lớn tới đời sống sinh hoạt bình thường của người bệnh. Vậy dấu hiệu và triệu chứng của bệnh là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết bên dưới.

Bệnh rối loạn thần kinh và rối loạn thần kinh thực vật

1. Bệnh rối loạn thần kinh là gì?

Theo WHO trên thế giới có hàng trăm triệu người bị ảnh hưởng bởi các bệnh rối loạn thần kinh.

1.1. Hiểu về bệnh rối loạn thần kinh:

Sự rối loạn bất kỳ của hệ thần kinh

Sự rối loạn bất kỳ của hệ thống thần kinh là định nghĩa cho rối loạn thần kinh (hay Neurological disorders). Khi mắc rối loạn thần kinh sẽ xảy ra sự bất thường về cấu trúc, điện hoặc sinh hóa trong tủy sống, não hoặc các dây thần kinh gây các triệu chứng thần kinh ngoại biên hoặc trung ương hoặc cả 2. Một số ví dụ cho trường hợp này như yếu cơ, lú lẫn, co giật, liệt cơ,... tùy vào mức độ thay đổi ý thức. Có những trường hợp có thể sẽ kèm theo ảo giác hoặc hoang tưởng.

1.2. Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn thần kinh:

Tụ máu do bị thương ở đầu

- Rối loạn thần kinh do suy dinh dưỡng.

- Tụ máu não do chấn thương ở đầu.

- Các loại vi khuẩn như Mycobacterial tuberculosis hay Neisseria meningitides,... gây nhiễm trùng thần kinh.

- Các khối u não gây liệt vận động, dây thần kinh sọ não bị liệt,...

- Các bệnh mạch máu não gây đột quỵ như phình mạch não, dị dạng mạch não.

- Các bệnh như đa xơ cứng, Alzheimer, Parkinson,... cũng gây rối loạn thần kinh.

- Các bệnh lý tâm thần như rối loạn cảm xúc, rối loạn phân ly, tâm thần phân liệt,...

1.3. Những yếu tố nguy cơ:

Bệnh Alzheimer ở người già

Yếu tố nguy cơ thay đổi phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn tới rối loạn thần kinh. Một ví dụ cụ thể cho vấn đề này, tuổi già là yếu tố nguy cơ chính gây ra các dạng sa sút trí tuệ. Mỗi năm những người từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh tăng cao gấp đôi. Nếu bệnh khởi phát trước tuổi này thì đó là bệnh Alzheimer.

Tỉ lệ mắc Alzheimer và sa sút trí tuệ mạch não gia tăng nếu bạn hút thuốc. Ngoài ra theo một số nghiên cứu cho thấy cholesterol và huyết áp cao cũng dễ tăng nguy cơ phát triển Alzheimer khi già đi.

Nếu lượng lipid máu tăng thì sẽ gây ra nguy cơ xơ vữa mạch và cao huyết áp. Đây là nguy cơ gây đột quỵ não.

1.4. Tác hại của bệnh rối loạn thần kinh:

Đột quỵ não

Rối loạn thần kinh có thể dẫn tới các di chứng thần kinh, giảm chất lượng cuộc sống hay nguy hiểm hơn là gây tử vong.

Một trong những nguyên nhân chính gây ra khuyết tật trong cuộc sống về lâu dài sau này là sa sút trí tuệ. Các chi phí chăm sóc dành cho chứng mất trí nhớ thường rất lớn và có xu hướng tăng lên bệnh phát triển.

Tế bào não bị tổn thương do đột quỵ não. Người bệnh có thể bị liệt vận động, rối loạn nhận thức, tư duy,... tùy theo vùng não bị tổn thương. Thêm vào đó còn có các gánh nặng về kinh tế và sự suy giảm của chất lượng cuộc sống.

2. Bệnh rối loạn thần kinh thực vật là gì?

Rối loạn thần kinh thực vật hay còn có tên gọi khác là rối loạn thần kinh tim là tên gọi chung cho tình trạng rối loạn nhịp tim không rõ nguyên nhân. Vậy dấu hiệu nhận biết rối loạn thần kinh tim là gì? 

2.1. Hiểu về bệnh rối loạn thần kinh thực vật:

Bệnh rối loạn thần kinh thực vật không gây nguy hiểm tính mạng

Rối loạn thần kinh thực vật là một rối loạn có ảnh hưởng tới chức năng tự động cơ thể gồm huyết áp, mồ hôi, tiêu hóa và nhịp tim. Ngày nay, rối loạn thần kinh thực vật ngày càng phổ biến. Dù rằng bệnh này không ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt bình thường của họ.

Sự mất cân bằng của hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm gây ra rối loạn thần kinh thực vật. Tuy rằng hai hệ thống này về cơ bản gần như trái ngược nhau nhưng đôi lúc vẫn sẽ tác dụng hiệp đồng ở phạm vi hẹp.

Do cơn đau mà căn bệnh gây ra bệnh nhân gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Để điều trị bệnh cần đồng thời chăm sóc nâng đỡ và sử dụng các liều thuốc giảm đau dựa trên nguyên nhân bệnh.

2.2. Nguyên nhân gây bệnh:

Lupus ban đỏ

Rối loạn thần kinh thực vật bị gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân. Bên cạnh các nguyên nhân do rối loạn di truyền thì còn có một số nguyên nhân phổ biến như:

- Các bệnh tự miễn như hội chứng Sjogren và Lupus ban đỏ hệ thống.

- Hội chứng cận ung thư.

- Tổn thương thần kinh do xạ trị hoặc phẫu thuật vùng cổ.

- Biến đổi do tuổi hay bệnh lý ở các cơ quan chi phối như bệnh đái tháo đường và bệnh truyền nhiễm.

2.3. Triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật:

Các triệu chứng của bệnh

Các triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật có biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào sợi thần kinh bị tổn thương. Sợi cảm giác bị ảnh hưởng bởi hầu hết các bệnh về đa dây thần kinh nhiều hơn là sợi vận động. 

- Phản xạ gân xương.

- Rối loạn chức năng thần kinh thực vật.

- Rối loạn cảm giác.

- Sự thiếu sót vận động.

2.4. Đường lây truyền bệnh rối loạn thần kinh thực vật:

Rối loạn thần kinh thực vật không phải là bệnh truyền nhiễm. Vì lý do đó mà bệnh không có khả năng lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

2.5. Đối tượng có nguy cơ cao bị rối loạn thần kinh thực vật:

Người mắc các bệnh tự miễn

- Tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị.

- Các bệnh tự miễn và các cuộc tấn công hệ miễn dịch.

- Bệnh tiểu đường (Nguyên nhân phổ biến)

- Bệnh mãn tính như Parkinson.

- Rối loạn di truyền.

- Rối loạn tâm lý.

- Tổn thương thần kinh hay cơ thể.

- Bệnh truyền nhiễm như bạch hầu, bệnh do virus, ngộ độc thức ăn.

- Nghiện đồ uống chứa cồn.

- Tích tụ protein bất thường ở một số cơ quan.

2.6. Phòng ngừa bệnh rối loạn thần kinh thực vật:

Kết hợp thêm một số phương pháp Đông y

Cách điều trị phổ biến hiện nay đối với rối loạn thần kinh thực vật là tiến hành điều trị ngoại khoa và nội khoa. Người bệnh có thể sử dụng thêm thuốc Đông Y bên cạnh sử dụng các loại thuốc đặc trị như thuốc canxi, sinh tố B hay thuốc an thần. Trong phác đồ điều trị cũng có thể sử dụng thêm thuốc hạ huyết áp hay thuốc chống suy nhược cơ thể.

Khi ăn uống cũng nên hạn chế ăn thức ăn mặn và nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ. Đồng thời, thái độ sống khách quan và tích cực cùng với rèn luyện thể thao thường xuyên cũng giúp ích nhiều cho người bệnh.

2.7. Chẩn đoán bệnh rối loạn thần kinh thực vật:

Thường thì để chẩn đoán bệnh rối loạn thần kinh thực vật bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng và tiền sử gia đình. Người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm như:

- Xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện.

- Xét nghiệm máu toàn bộ.

- Test Histamine.

- Phân tích nước tiểu.

2.8. Điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật:

Thuốc giảm đau không có tác dụng

Cách điều trị phổ biến là điều trị từ căn nguyên của bệnh để ngăn sự tiến triển của bệnh và đôi khi đảo ngược tình trạng bệnh dây thần kinh.

Các loại thuốc giảm đau như Acetaminophen và NSADI không thường không có tác dụng và điều trị bằng thuốc gốc á phiện cũng gây nhiều tranh cãi nên việc điều trị thường rất khó khăn.


Trên đây là một số thông tin về bệnh rối loạn thần kinh và rối loạn thần kinh thực vật. Mong rằng nó giúp bạn hiểu hơn về hai căn bệnh này!

08.3456.5456 ĐĂNG KÝ TƯ VẤN